Quy trình đăng kiểm xe tải và trường hợp xe bị từ chối đăng kiểm
Đăng kiểm là quy trình bắt buộc đối với tất cả các dòng xe ô tô tại Việt Nam, bao gồm cả xe tải. Vì vậy, chủ xe cần trang bị đầy đủ kiến thức về đăng kiểm xe, các trường hợp xe tải bị từ chối đăng kiểm. Dưới đây là các thông tin chi tiết mà Ô Tô Trần muốn mang đến cho quý khách hàng.
Quy trình kiểm định xe ô tô tải
Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ và đóng phí kiểm định, nhân viên tại Trung tâm đăng kiểm sẽ đưa xe vào khu vực kiểm tra với 5 công đoạn sau:
- Kiểm tra tổng quát xe
- Kiểm tra phần trên của xe
- Kiểm tra trượt ngang bánh xe với khả năng dẫn hướng, phanh xe
- Kiểm tra tiêu chuẩn môi trường (khí thải)
- Kiểm tra phần dưới của xe.
Trong đó, mỗi công đoạn kiểm tra sẽ được chia ra thành nhiều hạng mục nhỏ, tổng cộng có khoảng 56 hạng mục tùy thuộc vào từng dòng xe và tải trọng. Để rút ngắn thời gian, chủ xe nên đưa phương tiện đi bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm tra trước khi đến Trung tâm đăng kiểm. Như vậy sẽ đảm bảo xe đạt chuẩn, đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng kiểm để quy trình diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
Một số trường hợp ô tô tải bị và không bị từ chối đăng kiểm
Các lỗi khiến xe tải bị từ chối đăng kiểm
Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thủ tục để đăng kiểm xe tải thì phương tiện cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới. Các dòng xe tải không được lắp những thiết bị, đồ chơi ảnh hưởng đến an toàn vận hành, tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm trong quá trình tham gia giao thông.
Nhân viên sẽ từ chối đăng kiểm xe ô tô mắc phải một trong những lỗi sau đây:
- Lắp thêm hoặc độ đèn xe tải: Nếu chủ xe lắp thêm cản, đèn chiếu sáng sai quy định thì xe sẽ bị từ chối đăng kiểm. Ví dụ, xe nguyên bản sử dụng đèn halogen nhưng nếu được lắp thêm đèn siêu sáng dạng Led hoặc Bi-xenon dẫn đến cường độ sáng quá lớn, gây nguy hiểm cho xe đối diện.
- Xe tải chưa đóng phạt nguội: Việc chưa hoàn thành các khoản phạt nguội cũng là lý do khiến xe bị từ chối đăng kiểm. Trong trường hợp này, chủ xe phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp phạt hành chính rồi đưa xe quay lại đăng kiểm sau.
- Lắp thêm ghế ngồi (đối với xe Van): Hành vi lắp thêm ghế sau cho xe Van là sai quy định, gây nguy hiểm cho những người ngồi trên xe. Vì vậy, đây cũng là trường hợp bị từ chối trong quy trình đăng kiểm xe tải.
- Không lắp thêm camera hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải): Xe kinh doanh thuộc diện bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình nhưng không chấp hành thì cũng bị từ chối đăng kiểm. Vì vậy, chủ xe nên lắp đặt đầy đủ camera trước khi đưa xe tới trung tâm đăng kiểm để tiết kiệm thời gian.
- Thay đổi kết cấu xe: Việc độ xe dẫn đến thay đổi kết cấu, mở rộng thùng hàng vượt quá thông số tiêu chuẩn, thay đổi Bodykit, độ mâm khác với nguyên bản đều dẫn tới xe bị từ chối đăng kiểm.
- Lắp thêm cản trước, cản sau và giá nóc: Rất nhiều chủ xe có sở thích gắn thêm cản trước, cản sau hoặc giá nóc trang trí xe. Tuy nhiên, theo quy trình đăng kiểm xe tải thì đây là lỗi vi phạm lớn, không đạt tiêu chuẩn.
- Dán decal kín xe: Xe tải được phép dán decal dưới 25% bề mặt xe, đảm bảo không làm mất đi các nét đặc trưng và nhận diện thương hiệu dòng xe. Nếu dán decal kín xe thì phương tiện sẽ phải tháo hết toàn bộ và tiến hành đăng kiểm lại từ đầu.
Các lỗi nhỏ xe không bị từ chối đăng kiểm
Bên cạnh các quy định khiến xe bị từ chối đăng kiểm thì có những lỗi nhỏ hơn, được xếp vào diện không quan trọng (MiD - Minor Defects) thì vẫn được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Chủ xe có thể tham khảo bảng dưới đây:
LỖI KHÔNG QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI XE Ô TÔ (MiD - Minor Defects) |
|
Bộ phận |
Lỗi không quan trọng |
Nhận dạng, tổng quát |
|
Biển số đăng ký |
Lắp đặt không chắc chắn |
Màu sơn |
Không đúng màu sơn ghi trong giấy đăng ký xe |
Biểu trưng, thông tin kẻ trên cửa xe, thành xe theo quy định |
Không có theo quy định |
Không chính xác, không đầy đủ theo thông tin quy định |
|
Mờ, không nhìn rõ |
|
Khung, các phần gắn với khung |
|
Móc kéo |
Cóc, chốt hãm bị kẹt |
Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng |
Lọt khí từ động cơ, khí xả vào trong khoang xe, buồng lái |
Cửa, khóa cửa, tay nắm cửa |
Đóng, mở không nhẹ nhàng |
Cơ cấu khóa, mở buồng lái, thùng xe, khoang hành lý, khóa hãm container |
Khóa mở không nhẹ nhàng |
Ghế, giường nằm |
Cơ cấu điều chỉnh không tác dụng |
Rách mặt đệm |
|
Bậc lên xuống |
Mọt, gỉ |
Giá để hàng, khoang hành lý |
Mọt, gỉ, thủng, rách |
Chắn bùn |
Không đầy đủ, không chắc chắn |
Rách, thủng, mọt, gỉ, vỡ |
|
Khả năng quan sát của tài xế |
|
Tầm nhìn |
Lắp thêm các vật làm hạn chế tầm nhìn phía trước, hai bên |
Gạt nước |
Không đầy đủ, lắp không chắc chắn |
Lưỡi gạt quá mòn |
|
Không đảm bảo tầm nhìn, không hoạt động |
|
Phun nước rửa kính |
Không đầy đủ, lắp không chắc chắn |
Không hoạt động hoặc phun không đúng chỗ lưỡi gạt |
|
Hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu |
|
Dây điện |
Lắp đặt không chắc chắn |
Ắc-quy |
Lắp không chắc chắn, không đúng vị trí |
Rò rỉ môi chất |
|
Đèn |
Thấu kính, gương phản xạ mờ, nứt (áp dụng cho đèn chiếu sáng trước, sau, đèn xi-nhan và đèn định vị) |
Đèn soi biển số |
Không đầy đủ, không đúng kiểu loại |
Lắp không chắc chắn, không đúng vị trí |
|
Không sáng khi bật công tắc |
|
Kính tản xạ ánh sáng mờ, nứt, vỡ |
|
Ánh sáng không phải màu trắng |
|
Cường độ và diện tích sáng không đảm bảo nhận biết từ 10m ở điều kiện ban ngày |
|
Còi |
Âm thanh không liên tục, âm lượng không ổn định |
Điều khiển hư hỏng, không dễ điều khiển, không đúng vị trí |
|
Âm lượng nhỏ hơn 90 dB |
|
Bánh xe |
|
Tình trạng |
Áp suất lốp không đúng |
Giá lắp và bánh dự phòng |
Bánh dự phòng không đầy đủ, nứt vỡ, phồng, rộp, mòn đến dấu chỉ báo của nhà sản xuất |
Hệ thống phanh |
|
Trợ lực phanh, xi-lanh phanh chính |
Nắp bình chứa dầu phanh không kín, bị mất |
Hộp số, dẫn động |
|
Tình trạng chung |
Chảy dầu thành giọt |
Cần điều khiển số |
Cong vênh |
Cầu xe |
Nắp che đầu trục không đầy đủ, hư hỏng |
Hệ thống treo |
|
Bộ phận đàn hồi |
Độ võng tĩnh quá lớn do hiện tượng mỏi của hệ thống đàn hồi |
Giảm chấn |
Rò rỉ dầu |
Các thiết bị khác |
|
Dây đai an toàn |
Khóa cài đóng mở không nhẹ nhàng, tự mở |
Động cơ và môi trường |
|
Làm việc |
Các loại đồng hồ, đèn báo lỗi trên bảng điều khiển không hoạt động hoặc báo lỗi |
Hệ thống dẫn khí thải, bộ giảm âm |
Mọt gỉ, rách, rò rỉ khí thải |
Những việc chủ xe nên làm trước khi đưa xe đi đăng kiểm
Để quy trình đăng kiểm xe tải diễn ra thuận lợi, chủ xe nên làm những việc sau đây:
- Lau sạch biển số để giúp nhân viên đăng kiểm dễ dàng kiểm tra.
- Lau sạch số máy và số khung, kiểm tra xem các mã số này có bị mờ không.
- Kiểm tra mức nước làm mát động cơ, nước rửa kính, dầu phanh, dầu trợ lực.
- Quan sát và kiểm tra các bộ phận, linh kiện trong khoang động cơ, nếu cần thì thay thế hoặc thêm vào dung dịch cho phù hợp.
- Kiểm tra nội, ngoại thất xem có bộ phần nào cần thay thế hoặc sửa chữa không.
- Kiểm tra phần gạt nước và phun nước xem có dấu hiệu gì bất thường không.
- Sử dụng dụng cụ đo áp suất lốp để căn chỉnh sao cho mức áp suất lốp phù hợp, không quên kiểm tra kỹ bánh xe, đảm bảo bánh xe không có dấu hiệu non hơi hay bị lệch.
- Kiểm tra đèn xe xem có vấn đề gì hay không.
Trên đây là những thông tin về quy trình đăng kiểm xe tải và trường hợp xe bị từ chối đăng kiểm. Hi vọng với những thông tin từ Ô Tô Trần, chủ xe sẽ thuận lợi hoàn tất quy trình đăng kiểm.
Bài viết liên quan
- » Ưu đãi cuối năm - Bùng nổ triệu deal hời (09/12)
- » Trung tâm bảo hành dịch vụ phụ tùng JAC tại Hồ Chí Minh (14/11)
- » Ưu đãi trao tay - Rước ngay xe mới (04/11)
- » ĐÁNH GIÁ CÁC DÒNG XE TẢI JAC MỚI NHẤT 2024 (20/08)
- » NÊN LÀM GÌ ĐỂ TỈNH TÁO KHI LÁI XE TẢI BAN ĐÊM (09/08)
- » KHUYẾN MÃI CHĂM SÓC TOÀN DIỆN CHO XE TẢI JAC (12/07)
- » CHÀO HÈ RỘN RÀNG – GIẢM GIÁ XE TẢI JAC SẬP SÀN (02/07)
- » Kỹ năng giảm phanh trên đường đèo cho xe tải JAC: Bí quyết lái xe an toàn và tăng tuổi thọ xe (27/06)
- » GIỚI THIỆU XE TẢI JAC N200 EURO 5 (21/06)
- » CKC AUTO THAM DỰ LỄ RA MẮT XE TẢI JAC N SERIES MỚI VÀ NHẬN DANH HIỆU ĐẠI LÝ TRIỂN VỌNG 2023 (18/06)